Côn trùng hại – Rệp sáp

Côn trùng hại – Rệp sáp

Đối với các “dân chơi cây” nói chung và “dân chơi kiểng lá” nói riêng thì rệp sáp không còn quá xa lạ. Loài côn trùng gây hại xuất hiện và lây lan nhanh chóng đặc biệt trong mùa nắng nóng. Cùng Dr. Sil tìm hiểu về Rệp và phương pháp để trị Rệp nhé!

1. Rệp sáp là gì?
Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus citri là loài côn trùng gây hại cho cây trồng. Rệp sáp xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt hoành hành vào mùa nắng nóng

2. Rệp sáp xuất hiện ở đâu?
Rệp sáp xuất hiện và hây hại gần như ở tất cả các bộ phận của cây trồng; trên cành, lá, thân và dưới cả bộ rễ cây. Kiểm tra rệp sáp bằng cách xem mặt sau của lá, nách lá hoặc ở những vùng bị khuất – nơi rệp ẩn nấp nhiều nhất.

3. Rệp gây hại gì?
Rệp tấn công bộ rễ cây gây còi cọc và úa vàng, thường bị nhầm lẫn với tình trạng khô hạn. Bên cạnh đó, rệp còn chích hút nhựa các phần non của cây như lá non, đọt non làm cho cây bị suy yếu, thui chột, khó có thể phát triển lại một cách bình thường.

4. Trị rệp như thế nào?
Có nhiều phương pháp trị rệp sáp, nhưng đối với cây trồng hãy luôn nhớ phương pháp “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phòng rệp sáp bằng cách đặt cây ở môi trường thông thoáng, có gió lưu thông tự nhiên và ánh sáng đầy đủ phù hợp với cây.
Khi cây bị rệp nhẹ có thể sử dụng phương pháp rửa trôi rệp bằng nước sau đó pha loãng nước rửa chén phun vào những vùng rệp tấn công. Tốt nhất là phun xịt vào buổi sáng 8-9h và để vết xịt khô thoáng. Nước rửa chén sẽ tạo màng bọc ngăn chặn việc hô hấp của rệp. Phun từ 2-3 lần một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra có thể dùng các thuốc trừ sâu hoá học như Movento, Confido hoặc thuốc tím rải rệp gốc STARKLE-G. Khi dùng các sản phẩm này cần lưu ý đúng liều lượng khuyến cáo và có các biện pháp an toàn phù hợp.
Cả nhà đã từng xử lý loại Rệp sáp này bằng cách nào, để lại bình luận cho nhà Sil biết nha 🤗
x

Get A Quote